Các loại móng nhà

22/04/2021 admin
Các loại móng nhà

Móng nhà là phần thi công đầu tiên đây cũng là phần rất quan trọng quyết định đến độ bền vững của ngôi nhà. Cũng chính vì vậy, tùy vào mỗi công trình nhà ở như: nhà cấp 4, nhà phố, biệt thự, chung cư… Mỗi công trình sẽ sử dụng mỗi loại móng khác nhau.

Vậy có bao nhiêu loại móng nhà? Các loại móng nhà phổ biến hiện nay. Mỗi loại móng được ứng dụng như thế nào trong các công trình? Mời bạn cùng Kho thép xây dựng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau nhé!

Móng nhà là gì?

Móng nhà là phần kết cấu bên dưới cùng của ngôi nhà bằng gạch, đá hộc hoặc bê tông…. Móng nhà là phần chịu tải toàn bộ tải trọng.  Móng nhà là yếu tố quyết định sự bền vững của công trình.

Móng nhà là gì?
Móng nhà là gì?

Phân loại móng nhà

Dưới đây là một số loại móng nhà được phân chia theo từng chức năng riêng:

  • Theo vật liệu: các loại móng được làm bằng gỗ (cọc gỗ),gạch, đá hộc, bê tông cốt thép, thép…
  • Theo độ cứng móng: Móng mềm và móng cứng
  • Theo cách sản xuất móng nhà: Móng lắp ghép, móng bán lắp ghép, móng đổ toàn khối
  • Theo đặc tính chịu tải trọng: Móng chịu tải động, móng chịu tải tính.
  • Theo độ sâu nền đất: móng nông, móng sâu

Phân loại móng nhà theo phương pháp thi công

Dựa vào quy mô, người ta lựa chọn phương pháp phù hợp nhất. Sử dụng móng nông 3 loại: móng đơn, móng băng, móng bè, móng cọc.

Phân loại móng nhà theo phương pháp thi công
Phân loại móng nhà theo phương pháp thi công

Móng băng

Móng bằng là dải móng thiết kế chịu lực và nối điểm cọc của móng. Tùy theo điều kiện và đặc điểm của công trình chúng ta sẽ có 2 loại móng băng.

Chỉ nên dùng móng băng khi mà chiều rộng móng đối đa khoảng < 1,5m. Nếu lớn hơn 1,5m nên sử dụng loại móng khác, như là móng bè xây dựng nhà.

Móng đơn

Móng đơn là móng đỡ bằng trụ cột, đế. Móng đơn nằm riêng lẻ và hình dạng là hình vuông, chữ nhật… Móng đơn sử dụng nhiều trong công trình nhỏ lẻ có chi phí thi công thấp trong các loại móng.

Móng đơn thường gọi là móng trụ, móng cốc theo cách gọi dân gian cách thi công nhanh chi phí thi công các loại móng sẽ giảm khá nhiều cả vật tư lẫn nhân công.

Móng bè

Móng bè một bản lớn dưới cột rộng theo chiều 2 phương, lợi ích móng bè thi công trên mặt đất, đào không sâu trên mặt bằng lớn tận dụng một lớp đất tốt bên trên.

Bề dày móng bè từ 0.5 đến 2m theo 2 phương chịu lực, cốt thép bố trí 2 lớp, lớp trên giữ bởi giá đỡ.

Móng cọc

Móng cọc dùng phổ biến nhất trường hợp tải trọng công trình lớn hay điều kiện địa chất yếu, móng cọc được xem là giải pháp thuận lợi do đặc tính phong phú cấu tạo vật liệu học của cọc.

Phân loại móng nhà theo vật liệu

Tùy theo vật liệu làm các loại móng nhà nên tên các loại móng cũng hình thành. Cụ thể như:

Phân loại móng nhà theo vật liệu
Phân loại móng nhà theo vật liệu

Móng nhà bằng gạch

Cấu thành các loại gạch nung, gạch không nung. Móng này sử dụng cho nhà cấp 4 xây gạch, nhà tạm, công trình phụ tải trọng nhỏ.

Khuyến cáo nơi có nền đất yếu, địa chất từng là hồ, đầm ngập nước không nên xây móng nhà bằng gạch.

Xây nhà móng đá hộc

Sử dụng công trình quy mô lớn. Loại vật liệu này phù hợp những nơi có nguồn nguyên liệu địa phương. Điển hình thường là xây móng nhà bằng đá các khu vực vùng núi.

Móng nhà bằng gỗ

Thiết kế móng nhà loại này thường rất ít được lựa chọn. Đây là phương án dùng cọc tre hoặc cọc gỗ để gia cố trong trường hợp nền đất yếu.

Trường hợp dùng làm móng cũng chỉ sử dụng khi đó là công trình nhà tạm, ít kiên cố và yêu cầu chi phí làm móng thấp.

Móng nhà bằng bê tông và bê tông cốt thép

Loại móng nhà bền chắc nhất áp dụng cho mọi loại địa hình, mọi điều kiện địa chất. Móng làm bằng bê tông cốt thép có nhiều ưu việt tuổi thọ, độ chịu lực, độ chắc chắn….

Phân loại móng nhà theo vật liệu
Phân loại móng nhà theo vật liệu

Móng nhà hốn hợp

Là sự kết hợp 2 hoặc nhiều loại vật liệu phù hợp với yêu cầu thiết kế chi phí đầu tư. Một trong cách nguyên vật liệu chắc chắn dùng cho các loại móng nhà hỗ hợp này là bê tông.

Phân loại móng nhà theo kết cấu móng

Xét trên góc độ cách tạo nền móng có thể phân chia móng nhà thành 2 loại:

Móng nhà đổ khối

Đây là phương pháp chắc chắn, có độ bền cao được sử dụng rộng rãi. Loại móng này là sự liên kết các loại vật liệu: bê tông, bê tông cốt thép, đá hộc.

Móng nhà dạng lắp ghép

Loại móng thiết kế kết cấu có sẵn thi công làm móng nhà lắp ghép thành hình khối mong muốn. Ưu điểm thời gian thi công nhanh, độ bền cao.

Phân loại móng nhà theo kết cấu móng
Phân loại móng nhà theo kết cấu móng

Phân loại móng nhà theo đặc tính chịu tải trọng

Gồm có 2 loại trọng tĩnh và trọng động.

Móng nhà chịu tải trọng tĩnh

Loại móng này áp dụng các công trình nhà ống, nhà phố, biệt thự, trường học… công trình dân dụng, công nghiệp ít có biến động trong địa chất.

Móng nhà chịu tải trọng động

Kết cấu móng loại này áp dụng cho công trình chịu tải trọng lớn, giao động cao như: móng cao tầng, công trình cấu, trục cầu. Thi công móng độ chịu tải trọng tốt tuy nhiên chi phí rất cao không phù hợp nhà dân dụng.

Phân loại móng nhà theo đặc tính chịu tải trọng
Phân loại móng nhà theo đặc tính chịu tải trọng

Nên chọn móng nhà nào tốt nhất

Các loại móng nhà trên đều là những loại móng tốt. Tuy nhiên móng tốt hay không phụ thuộc vào sự tương thích với mặt nền và tải trọng từ trên xuống dưới.

  • Móng đơn: dùng cho nhà 2 – 5 tầng. Thi công nền đất tốt hoặc đất yếu được cải tạo bằng cọc cát.
  • Móng băng: Sử dụng cho nền đất tương đối yếu, nền đất đã gia cố bằng cừ tràm tăng khả năng chịu lực của đất. Thích hợp công trình nhà ở từ 2 – 5 tầng.
  • Móng bè: Phù hợp cho nền đất yếu. Khả năng chịu tải tương đối lớn thích hợp các công trình cao tầng từ 2 – 10 tầng lầu.
  • Móng cọc đơn: Sử dụng nền đất rất yếu, chi phí thi công móng cọc đắt so với 3 loại móng trên. Dùng xây các công trình cao tầng, làm nhà trên sông…

Chi phí làm móng nhà hết bao nhiêu?

Công thức tính chi phí làm móng nhà đơn giản nhất. Đây là cách tính bạn có thể tham khảo để tính gần đúng nhất với chi phí cho một số loại móng nhất định.

+ Chi phí làm móng băng 1 phương = 50% * diện tích xây dựng * ĐGXDPT

+ Chi phí làm móng băng 2 phương = 70% * diện tích xây dựng * ĐGXDPT

+ Chi phí làm móng cọc = (250.000đ * số lượng cọc * chiều dài cọc) + (nhân công ép cọc: 15-20.000.000đ) + (hệ số đài móng: 0.2 * diện tích xây dựng * ĐGXDPT)

Quy trình thi công móng nhà chuẩn

Về cơ bản, quá trình thi công móng các loại có nhiều điểm tương đồng. Dưới đây là quy trình tiêu chuẩn thi công các loại móng nhà đúng kỹ thuật đạt được sự bền chắc.

Phân loại móng nhà theo đặc tính chịu tải trọng
Phân loại móng nhà theo đặc tính chịu tải trọng

Thi công móng băng trong xây dựng nhà ở

Quy trình làm móng băng không quá phức tạp. Thực tế loại móng này được sử dụng rất phổ biến. Vậy dưới đây là 6 bước cơ bản hoàn thiện móng băng bạn nên biết.

Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng, nguyên vật liệu

Bước 2: Đào đất hố móng theo bản vẽ, làm phẳng mặt hố

Bước 3: Bố trí thép móng băng

Bước 4: Ghép cốt pha móng

Bước 5: Đổ bê tông móng băng

Bước 6: Tháo cốt pha, nghiệm thu phần móng

Làm móng bè gồm những bước nào

Sau khi chuẩn bị đầy đủ vật liệu, mặt bằng, nhân công sẽ tiến hành thi công các loại móng nhà với các bước sau đây:

Bước 1: Giác móng theo các kích thước trong bản vẽ thiết kế

Bước 2: Đào đất hố móng

Bước 3: Xây tường móng

Bước 4: Bố trí thép móng bè

Bước 5: Đổ bê tông giằng móng

Bước 6: Nghiệm thu và bảo dưỡng bê tông

Quy trình thi công móng cọc tiêu chuẩn

Giải pháp này luôn đạt sự tối ưu cho nề đất yếu và những công trình tải trọng lớn. Với những ngôi nhà từ 2 tầng trở lên thì việc ép cọc bê tông sẽ gồm những bước sau:

Bước 1: Nghiên cứu bản vẽ, chuẩn bị: mặt bằng, nguyên vật liệu và nhân công

Bước 2: Sử dụng các thiết bị hỗ trợ để đóng (ép) cọc xuống nền đất.

Bước 3: Đào hố móng xung quanh phần cọc đã ép xuống theo kích thước trong bản vẽ. Vệ sinh và giữ hố móng được sạch sẽ, khô ráo và không ngập nước.

Bước 4: Cắt đầu cọc và bố trí thép móng

Bước 5: Ghép cốt pha

Bước 6: Đổ bê tông móng cọc

Bước 7: Tháo cốt pha và bảo dưỡng móng

Có thể tháo cốt pha sau 1-2 ngày bê tông đã đông cứng. Tiến hành bảo dưỡng bằng cách phun tưới nước lên bê tông. Tưới đẫm nước để tránh nứt bê tông nếu thời tiết quá khô nóng.

Phân loại móng nhà theo đặc tính chịu tải trọng
Phân loại móng nhà theo đặc tính chịu tải trọng

Một số sai lầm thường gặp khi làm móng

Dưới đây là một số sai lầm khi làm móng nhà, bạn cần lưu ý để tránh gặp phải nhé!

  • Khảo sát địa chất không kĩ hoặc kỹ sư khảo sát thiếu chuyên môn
  • Bản vẽ thiết kế móng nhà không phù hợp sẽ dễ xảy ra các sự cố về tải trọng
  • Lựa chọn sai vật liệu làm móng nhà.
  • Thợ thi công xây dựng không đảm bảo.

Trên đây là tổng hợp những thông tin về các loại móng nhà được sử dụng phổ biến hiện nay. Ngoài ra, để biết thêm thông tin bạn có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline để được tư vấn cụ thể nhất nhé!

admin

admin

Tôi cùng các đồng sự môi ngày vẫn đang nỗ lực để cung cấp tới khách hàng các thông tin báo giá thép cùng thông tin về giá vật liệu xây dựng mới và chính xác nhất, mỗi thông tin chúng tôi đưa lên đều giành thời gian tìm hiểu thông tin từ nhà máy thép và các đại lý phân phối thép uy tín. Mọi thông tin đều thuộc bản quyền của Khothepxaydung.... Nếu có hình thức sao chép hay, sử dụng chúng tôi để lừa đảo xin hãy liên hệ chúng tôi để cảnh báo, Xin chân thành cảm ơn