Tìm hiểu về đá hộc – báo giá mới nhất

Tóm tắt nội dung
Ngoài những vật liệu xây dựng không thể thiếu mỗi khi thi công công trình như cát, xi măng, gạch,… thì còn một loại vật liệu nữa rất quan trọng, quyết định rất lớn tới sự vững chãi, chắc chắn, bền đẹp của công trình. Đó chính là đá hộc. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các dòng đá xây dựng khác nhau trải dài từ các loại có nguồn gốc tự nhiên tới nhân tạo.
Tuy nhiên theo doanh thu từ những đại lý vật liệu xây dựng lớn, khách hàng tỏ ra ưa chuộng loại đá có nguồn gốc tự nhiên hơn bởi tính chắc chắn, khả năng chịu lực tốt và tuổi thọ dài lâu. Tiêu biểu trong những loại đá này phải kể tới đá hộc. Hãy cùng Kho Thép Xây Dựng tìm hiểu đá hộc là gì và giá đá hộc hiện tại trên thị trường ra sao.
Báo giá đá hộc mới nhất
Cập nhật giá đá hộc 2021 sẽ giúp bạn theo kịp thị trường, nắm được nhu cầu sử dụng đá hiện nay đang thay đổi ra sao. Bạn có thể tham khảo giá đá hộc để phục vụ nhiều mục đích sử dụng khác nhau như giá đá hộc xây móng, giá đá hộc xây dựng… Sau khi nghiên cứu những thông số này, bạn còn có thể so sánh chúng với giá đá hộc 2020 để thấy sự khác biệt.

Trên đây là những thông tin hữu ích về đá hộc nếu bạn đang có nhu cầu mua loại đá này. Ngoài ra, tổng công ty kho thép xây dựng còn cũng cấp những vật liệu khác như sắt thép xây dựng, cát xây dựng. Nếu bạn có những thắc mắc gì vui lòng liên hệ với Kho Thép Xây Dựng trực tiếp qua số hotline: 0852.852.386 hoặc truy cập vào website: khothepxaydung.com
Đá hộc là gì?

Đá hộc là loại đá có nguồn gốc tự nhiên, được hình thành do quá trình phong hóa suốt hàng ngàn năm. Đá hộc xuất hiện nhiều tại các mỏ đá lớn và có đa dạng các kích thước khác nhau sau khi đã được đem về cắt xẻ nhỏ. Loại đá này nếu nhìn bằng mắt thường sẽ có màu giống như màu xanh sẫm đục, đặc biệt nổi trội với sự chắc chắn, cứng.
Mục đích sử dụng chủ yếu của đá hộc là để phục vụ công tác xây dựng làm nhà, xây dựng những công trình lớn hoặc dùng xây kè đá hộc, móng đá hộc. Đá hộc xây dựng nếu muốn sử dụng hiệu quả và dễ dàng phải được chẻ nhỏ ra thường từng tảng với đường kính trung bình của mỗi tảng là từ 10cm cho tới 40cm.
Một số công dụng phổ biến khác của loại đá này là đá hộc xây nhà, xây móng nhà, xây tường rào, lát lối đi, xây bậc tam cấp, làm chân mố cầu.. Đá hộc trong tiếng Anh được gọi bằng cụm từ stone cavity.
Dưới đây là một số bài viết khác của chúng tôi mà bạn có thể tham khảo thêm:
Nguyên liệu sản xuất xi măng gồm những gì?
Ưu nhược điểm của đá hộc
Trước hết, vì bản chất là loại đá có xuất phát từ tự nhiên nên khả năng chịu nén của đá hộc là rất ấn tượng. Vì tính năng có tính ứng dụng thực tế cao này nên đá hộc là vật liệu được ưa chuộng để sử dụng khi trang trí, thiết kế nhà cửa hay đặc biệt là khi làm móng nhà
Ưu điểm
Theo số liệu từ các nghiên cứu khoa học, tuổi thọ tối đa mà đá hộc có thể đạt được lên tới hàng nghìn năm. Một con số đáng kinh ngạc, khi nó phải chống chịu với rất nhiều các tác nhân từ môi trường tự nhiên như mưa, gió, bão, nắng…
Do là loại đá tự nhiên nên khả năng chống thấm nước của đá hộc là không cần bàn cãi nhiều. Với cấu tạo có sự liên kết chặt chẽ giữa các phân tử nên gần như không có lỗ hổng nào để nước có thể lọt qua, thêm nữa khả năng cách điện của đá hộc cũng rất tốt. Chính những tính năng này đã giúp đá hộc trở thành một tấm lá chắn hiệu quả khi được đặt ở những nơi phải tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài.
Được hình thành do sự tạo hóa ngẫu nhiên từ tự nhiên, đá hộc được ban cho hình dáng và những hoa văn độc đáo vô cùng bắt mắt. Những chi tiết này nếu được kết hợp khi thiết kế và trang trí nội thất công trình sẽ gây ấn tượng mạnh với người nhìn.
Việc khai thác, thi công với đá hộc là khá đơn giản, không yêu cầu những kỹ thuật quá phức tạp hay cần tay nghề cao.
Hơn hết, trữ lượng đá hộc hiện nay rất dồi dào, phong phú, không chỉ ở Việt Nam mà còn trải dài khắp tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Nhược điểm
Nhược điểm lớn nhất của đá hộc xuất hiện trong quá trình khai thác loại đá này. Bởi xuất hiện nhiều tại những núi đá tự nhiên nên kích thước gốc khi chưa chẻ nhỏ của từng viên đá này là rất lớn và cồng kềnh. Để có thể mang được đá hộc về tới nơi sản xuất cũng phải tốn rất nhiều công sức và kinh phí vận chuyển. Bên cạnh đó, những nguy hiềm cũng luôn tiềm ẩn đối với những người thợ khai thác đá mỗi khi đá lở, nổ đá…
Tuy nhìn bề ngoài đá hộc có khả năng chịu nén tốt và rất cứng nhưng loại đá này cũng vẫn có một độ giòn nhất định nên khi chế tác cần nhiều sự tỉ mỉ.
Các ứng dụng của đá hộc
Đối với nhiều các công trình xây dựng đặc biệt như công trình nhà cấp 4 hay những ngôi nhà thấp tầng, phương pháp sử dụng đá hộc khi làm móng nhà là một phương pháp khá phổ biến và hiệu quả. Ngoài ra đá hộc cũng có thể được ứng dụng vào những hạng mục nhỏ như làm tường rào, bậc tam cấp, lát lối đi…
Dùng đá hộc để làm móng cũng yêu cầu phải có những tiêu chuẩn chính xác về kích cỡ để có thể đạt được hiệu quả cao nhất, bởi đá hộc có kích thước vô cùng lớn, bắt buộc phải sử dụng phương pháp cắt, xẻ nhỏ mới có thể sử dụng. Cần đảm bảo rằng gối móng luôn vượt qua mốc 50cm và mỗi viên đá phải có chiều rộng nhỏ hơn 1/3 chiều dài móng. Với những móng có giật bậc thì tối thiểu chiều cao của mỗi bậc phải đạt ngưỡng 50cm và cường độ trung bình của đá hộc sẽ là 200Kg/cm2.
Dùng đá hộc xây móng công trình
Những sản phẩm vữa tam hoặc vữa xi măng là những chất liệu liên kết vô cùng phù hợp khi dùng kết hợp với đá hộc để làm móng công trình.
Kiểu phương pháp làm móng bằng đá hộc này sẽ thường được thấy nhiều hơn khi xây dựng những công trình nhà dân dụng không có nhiều tầng hoặc khi phải thi công công trình ở những khu vực địa hình có nhiều đá. Bởi đá hộc có sự khác nhau lớn về kích cỡ thực tế giữa từng tảng đá với nhau nên trước khi đem vào xây dựng, cần chắc chắn rằng kích thước cổ mỏng tối thiểu của đã không được vượt quá 40cm.
Đối với móng cột thì ít nhất chiều bề dày cổ móng phải đạt mức 60cm. Có một quy tắc cần nhớ là chiều cao bậc giật và chiều rộng bậc giật phải luôn luôn bằng nhau. Chiều cao hợp lý của bậc giật sẽ thường rơi vào khoảng từ lớn hơn 35cm tới 60cm.
Việc xây dựng móng bằng đá hộc sẽ là việc xếp chồng từng lớp đá một lên nhau, mỗi lớp có độ dày trung bình vào khoảng 30cm. Các lớp sau có thể bằng hoặc khác nhau về chiều cao, không quá quan trọng. Nếu xây cả một hàng có các lớp có chiều cao bằng nhau thì được gọi là phương pháp xây theo một cữ.
Dùng đá hộc xây kè

Sử dụng công nhân có tay nghề cao để thực hiện công tác xây đá và chịu hoàn toàn trách nhiệm về kỹ thuật xây đá trong công trình. Tuy nhiên, trong bất kỳ trường hợp nào cũng phải thoả mãn các yêu cầu sau:
- Các viên đá xây có kích thước và trọng lượng lớn phải được bố trí ở các lớp dưới cùng của kết cấu đá xây
- Các viên đá xây trong cùng một lớp phải có chiều dày tương đương nhau.
- Các viên đá xây ở mặt ngoài phải có kích thước tương đối lớn và bằng phẳng.
- Mạch vữa giữa các viên đá xây phải đầy vữa, chặt và kín nước đồng thời không có hiện tượng trùng mạch ở mặt ngoài, mặt trong và mạch đứng của khối xây.
Khi thi công các kết cấu xây tường đá cao, dày và dài phải chú ý bảo đảm tiến độ thi công, biện pháp xử lý khe thi công hợp lý. Chiều cao của mỗi đoạn tường và chênh lệch về chiều cao giữa hai đoạn tường kế tiếp nhau phải khống chế để đảm bảo khả năng chịu lực của đoạn tường mới xây cũng như việc lún đồng đều của nền móng công trình. Tường chỉ được xây cao 11,2m sau đó dừng lại 24h mới được xây tiếp cao lên.
Trình tự xây móng, kè móng bằng đá hộc
Bước 1: Xác định cữ móng
Để có thể xác định được cữ móng phù hợp, ta căn cứ vào mép móng và dùng một sợi dây căng thẳng đứng, sau đó căn dây tiếp theo chiều nằm ngang để làm khuôn cữ móng. Dựa vào khuôn vừa định hình, đóng cọc ngựa sao cho chuẩn theo kích thước và hình dáng của móng.
Bước 2: Xây lớp thứ nhất
Việc xây lớp thứ nhất đóng vai trò khá quan trọng trong cả quá trình làm móng bởi đây là lớp đầu tiên, phải tạo được nền tảng vững chắc để gánh chịu trọng lượng của nhiều lớp tiếp theo. Chính vì vậy, những viên đá hộc vuông vắn, đều đặn, đẹp, nhẵn, mịn nhất nên được sử dụng để xây lớp đầu tiên này.
Sau khi đã hoàn thành xây lớp thứ nhất, hãy đổ vữa để tạo một chất kết dính, liên kết các lớp lại với nhau trước khi xây tiếp lớp sau, sử dụng những viên đá nhỏ mà bạn chẻ ra từ những tảng đá lớn để chèn vào những khe hở bạn thấy xuất hiện giữa các viên đá.
Bước 3: Xây các lớp tiếp theo
Có 3 phương pháp để thực hiện bước này. Đầu tiên ta có thể dùng xẻng để rót vữa vào đá xây. Thực hiện các việc sau lần lượt theo thứ tự: xếp đá hộc bên ngoài khối xây; ghè, nén những viên đá có đầu nhô lên để không làm cản trở quá trình thi công; gõ, đẩy các viên đá để chúng ép lại, nằm sát nhau hết mức có thể; cuối cùng dùng vữa và đá dăm rải thật kỹ để không để sót chỗ nào trên lớp xây
Cách thứ hai bạn có thể sử dụng để thực hiện bước 3 này đó là dùng phương pháp rót vữa. Các lớp đá hộc xếp khan, để tránh tình trạng bị trùng mạch, cần chú ý cấu trúc móng khi xếp. Tiếp đó, để lấp các khe đá rỗng, hãy sử dụng những viên đá dăm nhỏ đề chèn vào. Cuối cùng, chúng ta chỉ cần rót lớp vữa loãng vào những lớp đá hộc lát khan là hoàn thành.
Cách cuối cùng bạn có thể sử dụng để hoàn thành bước này đó là sử dụng đầm rung. Đầu tiên hãy dãi một lớp vữa vào ván khuôn trước khi xếp các lớp đá hộc và sử dụng đá dăm nhỏ tương tự như cách trên để chèn vào những lổ hổng giữa các viên đá. Tiếp tục rải thêm một lớp vữa nữa lên bên trên và sử dụng đầm rung. Cho đầm rung hoạt động cho tới khi nào bạn thấy vữa không chảy xuống những lớp đá nữa thì ngưng lại.
Kích thước – chất lượng của đá hộc
Khi xây phải đặt nằm hòn đá, mạch xây phải no vữa đều, dày nhất là 3cm, đồng thời không được xây hòn đá trực tiếp tì lên nhau. Nghiêm cấm đặt đá trước đổ vữa sau, không được dùng đá dăm để kê đá hộc ở mạch ngoài.
Không xây trùng mạch ở mặt ngoài cũng như trong đá xây. Mạch đứng của lớp đá trên phải so le với mạch đứng của lớp đá dưới ít nhất 8cm.
Xem chi tiết: Báo giá đá xây dựng
Trong mỗi lớp đá xây 2 hàng đá ở mặt ngoài tường trước. Sau mới xây các hàng đá ở giữa, các hòn đá xây ở mặt ngoài tường phải có kích thước tương đối lớn và phải phẳng.
Khi tạm ngừng thi công trong thời gian ngắn, phần đá xây phải xây tiếp được đổ đầy vữa và chèn đá dăm vào tất cả các mạch vữa của kết cấu đá xây. Nếu thời gian ngừng kéo dài phải có biện pháp phủ kín và tưới nước bảo dưỡng các bề mặt kết cấu đá xây dở dang, đặc biệt trong điều kiện thời tiết khô ráo hay có nhiều gió. Trước khi xây trở lại các kết cấu đá này phải xử lý bề mặt tiếp giáp giữa khối xây cũ và mới.
Khi kết thúc công việc xây đá cần đảm bảo không được tác động trực tiếp hay sát cạnh kết cấu đá xây trong thời gian ninh kết của vữa và khối xây đạt cường độ thiết kế.
Định mức đá hộc để xây vữa
Định mức xây đá hộc vữa mác 100 hay định mức xây đá hộc vữa mác 75 là những tỷ lệ công thức mà thợ xây nên biết rõ để có thể sử dụng vừa đủ các nguyên liệu khi xây vữa.
Vậy còn khi xây 1m3 đá hộc cần bao nhiêu vữa? Câu hỏi này cũng tương tự như các thắc mắc 1m3 xây đá hộc cần bao nhiêu m3 vữa hay xây 1m3 đá hộc cần bao nhiêu xi măng. Bạn có thể tham khảo câu trả lời ở bảng sau đây.
Dưới đây là một số bảng báo giá thép xây dựng chúng tôi muốn gửi đến quý khách. Hãy cùng kho thép xây dựng tham khảo ngay nhé