Quy đổi sắt thép tính theo m dài ra kg

Tóm tắt nội dung
Quy đổi thép từ cây sang kg là điều mà có lẽ rất nhiều khách hàng đang muốn tìm hiểu. Hãy cùng kho thép xây dựng tham khảo ngay bài viết này nhé
Quy đổi thép từ cây sang kg
Sắt thép trong xây dựng hiện nay được tính theo nhiều cách khác nhau. Đối với thép cuộn sẽ được tính theo cân nhưng với thép thanh vằn lại được tính theo cây và barem của nhà sản xuất quy định.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp chúng ta cần phải quy đổi thép từ cây sang kg để thuận tiện trong vận chuyển hay đo đạc thực tế.
Vậy làm cách nào để chúng ta có thể quy đổi từ chiều dài sang cân nặng. Quy đổi dựa vào những số liệu nào. Bài viết dưới đây, công ty Kho thép xây dựng xin gửi tới các bạn và quý khách hàng một số công thức quy đổi thép từ cây sang kg trong xây dựng chính xác nhất. Mời các bạn cùng tham khảo.
Thông thường với các loại thép sản xuất theo cây sẽ có các chỉ số cố định như chiều dài của cây thép, tiết diện, trọng lượng riêng, đường kính, thép tròn trơn hay có vằn…Dựa vào các chỉ số này chúng ta sẽ tính được khối lượng cụ thể của cây thép qua công thức sau:
Công thức quy đổi sắt từ cây sang kg trong xây dựng
M = (7850*L*3,14*D2 )/4
Trong đó có các chỉ số cần có chính xác là:
- M : là trọng lượng cây thép được tính theo đơn vị là kg
- L: là chiều dài cây thép xây dựng đang cần đo trọng lượng.
- 7850 : là trọng lượng của 1m3 thép tính theo Kg
- D: là đường kính cây thép đang cần quy đổi tính bằng đơn vị mét. Thông thường trên cây thép sẽ có các chỉ số này nên các bạn chỉ cần lấy và quy đổi sang đơn vị chính xác để tính theo công thức trên là được.
- Ví dụ: Nếu bạn muốn tính trọng lượng 1 cây thép phi 10 thì đầu tiên các bạn cần đổi đường kính ra 10mm = 0,01 m và áp dụng công thức trên sẽ ra là 7,22 kg.
Tham khảo một số bài viết khác của chúng tôi:
Bảng báo giá sắt thép xây dựng tại Thái Nguyên 2021

Một số công thức đổi số lượng sắt tính theo m dài ra kg của thép hình:
1/ Để quy đổi trọng lượng của thép tấm chúng ta áp dụng công thức
Trọng lương thép tấm(kg) = Độ dày (mm) x Chiều rộng (mm) x Chiều dài (mm) x 7.85 (g/cm3).
2/ Để quy đổi trọng lượng của thép ống chúng ta áp dụng công thức
Trọng lượng thép ống(kg) = 0.003141 x Độ dày (mm) x Đường kính ngoài (mm) – Độ dày (mm)} x 7.85 (g/cm3) x Chiều dài (mm).
3/ Để quy đổi trọng lượng của thép hộp vuông chúng ta áp dụng công thức
Trọng lượng thép hộp vuông (kg) = [4 x Độ dày (mm) x Cạnh (mm) – 4 x Độ dày (mm) x Độ dày (mm)] x 7.85(g/cm3) x 0.001 x Chiều dài(m).
4/ Để quy đổi trọng lượng của thép hộp chữ nhật chúng ta áp dụng công thức
Trọng lượng thép hộp chữ nhật (kg) = [2 x Độ dày (mm) x {Cạnh 1(mm) +Cạnh 2(mm)} – 4 x Độ dày(mm) x Độ dày (mm)] x 7.85 (g/cm3) x 0.001 x Chiều dài(m).
5/ Để quy đổi trọng lượng của tấm thanh la chúng ta áp dụng công thức
Trọng lượng thanh la (kg) = 0.001 x Chiều rộng (mm) x Độ dày (mm) x 7.85 (g/cm3) x Chiều dài(m).
6/ Để quy đổi trọng lượng của thép cây đặc vuông chúng ta áp dụng công thức
Trọng lượng thép đặc vuông(kg) = 0.0007854 x Đường kính ngoài (mm) x Đường kính ngoài (mm) x 7.85 (g/cm3) x Chiều dài (m).

Phần kết
Trên đây là một số công thức quy đổi các loại thép thông thường tính theo chiều dài sang khối lượng. Trong một số trường hợp cần thiết như tính cho khối lượng trọng tải xe chuyên chở, cân đo, trạm cân…
Các bạn có thể tham khảo công thức cho loại thép phù hợp để tính toán, tuy nhiên các công thức trên đây chỉ mang tính chất tham khảo do các loại thép có trọng lượng riêng khác nhau hoặc thép thương hiệu khác nhau sẽ có trọng lượng riêng khác nhau. Để biết chính xác các bạn nên tham khảo số liệu chính xác từ đơn vị cung cấp sản phẩm.
Quý khách đang có nhu cầu tìm hiểu về các loại thép xây dựng để lên báo giá xây dựng cho công trình, vui lòng:
>> Xem ngay ” Báo Giá Thép Xây Dựng Mới Nhất 2021 ”
Dưới đây là một số bài viết khác có thể bạn quan tâm :