Cấu Tạo Thanh Thép Đài Móng Chuẩn

16/11/2020
Cấu Tạo Thanh Thép Đài Móng Chuẩn

Bạn có biết trong xây dựng dân dụng nói chung và xây nhà ở dân sinh nói riêng thì chắc chắn rằng công đoạn làm móng là công đoạn được quan tâm và chú ý. Không phải ngẫu nhiên mà người xưa có câu: móng có vững thì nhà mới chắc. Đóng vai trò quan trọng như vậy thì móng nhà sẽ là một khâu quan trọng và được chia ra rất nhiều công đoạn khác nhau như: đóng cọc, cọc bê tông rồi đá,…Và một trong những thành phần không thể không nhắc đến đóng vai trò quan trọng để xây dựng một móng nhà vững chắc đó là đài móng. Vậy Cấu tạo thanh thép đài móng như nào? Mời bạn đọc quan tâm theo dõi.

Cấu tạo thép đài móng

Như nào là đài móng?

Đài móng là một khái niệm được nhắc đến nhiều trong xây dựng, nó chính là một bộ phận có chức năng liên kết các cọc lại với nhau. Đài móng có tác dụng làm phân bổ lực để đảm bảo tối ưu lực cân bằng cho toàn bộ về mặt, toàn bộ diện tích phần nền móng.

Đài móng có rất nhiều hình dáng khác nhau, phụ thuộc vào công trình cũng như nền móng khi xây dựng. Hiện nay thì đài móng có các hình dạng khác nhau có thể là hình tròn, hình tam giác, hình và đa dạng các loại hình khác nữa.

Cấu Tạo Thanh Thép Đài Móng Chuẩn

Đài móng cũng phân ra thành 2 loại là đài cứng và đài mềm. Thêm một điểm chú ý nữa đó chính là kích thước chuẩn của đài cọc. Với khoảng cách từ trung tâm của cột biên tới mép của đài sẽ phải đảm bảo làm sao không nhỏ hơn đường kính của cột, không nhỏ hơn đường kính hoặc chiều dài trung bình của cọc. Thông thường thì khoảng cách tính từ cọc tới mép đài không nên nhỏ hơn 150mm.

Nói về bề rộng bản đáy của đài móng hai hàng hoặc cũng có thể đài cọc một hàng không nên nhỏ hơn 2 lần đường kính hoặc chiều dài cạnh cọc. Và chiều rộng của đài móng cũng không nên nhỏ hơn 600mm. Bạn nên nhớ khoảng cách tính từ mép cọc tới mép đài không nên nhỏ hơn 150mm thì mới đạt tiêu chuẩn…

kho thép xây dựng
Kho thép xây dựng

Xét về hình dáng kích thước của đáy đài móng cũng căn cứ và phụ thuộc vào diện tích cần thiết để bố trí số cọc. Và trong móng theo những quy định về khoảng cách tối thiểu giữa các cọc với nhau.

Xét về chiều sâu chôn đài cũng lại phụ thuộc vào điều kiện địa chất, đặc tính cấu tạo của công trình đó là có thêm tầng hầm, hồ bơi….

Còn xét về chiều cao đài do tính toán quyết định, thế nhưng phải có trị số cần thiết để có thể đảm bảo độ ngàm của cọc trong đài.

Đài móng là phần quan trọng và không thể thiếu để tăng lực bền cho công trình trong xây dựng. Nên quý khách cũng cần tìm hiểu, tính toán thật chi tiết để có thể chọn lựa được phương pháp gia cố móng bằng đài móng cho thích hợp nhất, chọn thép chất lượng nhất. Hiện nay thì thép Pomina là một trong những loại thép được chọn lựa làm đài móng nhiều nhất, quý khách hàng có thể đến Kho Thép Xây Dựng để được tư vấn  về cấu tạo thanh thép đài móng chuẩn, giá phải chăng nhất nhé!

Rate this post